Cống tròn được sử dụng nhiều trong các công trình hiện nay tại Việt Nam. Chắc chắn rất nhiều người chưa biết rõ về quy trình để thi công cống tròn xây dựng này. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính xác về quy trình thi công cống tròn này nhé
Mục lục
- 1 Công tác chuẩn bị thi công cống tròn
- 2 Tiến hành thi công cống tròn
- 2.1 Bước 1: Đào hố móng cống bê tông
- 2.2 Bước 2: Thi công nền móng cống bê tông
- 2.3 Bước 3: Lắp đặt đế cống bê tông
- 2.4 Bước 4: Lắp đặt ống cống
- 2.5 Bước 5: Thi công mối nối
- 2.6 Bước 6: Thi công lớp sơn bitum
- 2.7 Bước 7: Thi công sân cống (thượng lưu và hạ lưu)
- 2.8 Bước 8: Thi công phần gia cố thượng lưu và hạ lưu bằng đá hộc
- 2.9 Bước 9: Thi công tường đầu, tường cánh cống thượng lưu và hạ lưu
- 2.10 Bước 10: Đắp đất mang cống bê tông
- 2.11 Bước 11: Hoàn thiện công trình và nghiệm thu
Công tác chuẩn bị thi công cống tròn
- Dọn dẹp khu vực thi công, chuẩn bị mặt bằng, xây dựng lán cho công nhân để tiến hành thi công. Công tác chuẩn bị lên kế hoạch cụ thể công việc cần làm. Tiến hành nhanh đảm bảo tiến độ thi công.
- Tập kết cống bê tông, hệ thống trang thiết bị máy, nguyên vật liệu… ra vị trí cần thi công
Xem thêm >>>>>>> Báo giá cống bê tông
Tiến hành thi công cống tròn
Quy trình thi công cống được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Đào hố móng cống bê tông
- Đào hố móng bằng máy xúc, vận chuyển đất thải đến đúng bãi đổ theo yêu cầu. Nếu có nước trong hố móng, hãy lắp máy bơm và bơm nước ra ngoài. Sau đó đào hố móng đến cao độ thiết kế.
- Trong quá trình thi công, các kỹ sư công trường luôn sử dụng máy toàn đạc, bồn nước để kiểm tra vị trí và cao trình thiết kế.
- Nếu có nước tại vị trí xây dựng, bắt đầu mở mương dẫn lưu, đào hố lưu vực và bơm nước khi bể lưu vực đầy. Luôn đảm bảo rằng khu vực xây dựng cống khô ráo và sạch sẽ.
- Nếu có nền đất yếu thì xem bản vẽ thi công và bản vẽ thiết kế, nếu không có báo cáo tư vấn thiết kế giám sát thì điều chỉnh mặt cắt theo hiện trạng thực tế.
Bước 2: Thi công nền móng cống bê tông
- Thi công bề mặt nền móng theo chiều dày thiết kế, nguyên vật liệu lớp nền móng được chủ xây dựng yêu cầu. Đã có bản vẽ thi công, kỹ sư hướng dẫn công nhân thực hiện.
Bước 3: Lắp đặt đế cống bê tông
- Sau khi hoàn thành thi công nền móng, tiến hành kiểm tra và thực hiện đặt đế cống. Bước này cực kì quan trọng, nếu cao độ thi công đế cống chênh lệch, sẽ dẫn tới việc đặt cống bê tông bị sai cao độ.
Bước 4: Lắp đặt ống cống
- Dùng cần cẩu lắp đặt từng ống cống bê tông vào vị trí
- Ngoài hiện trường thực tế khi thi công dùng cẩu hạ từng đốt xuống đế cống, trong quá trình thi công kết hợp với công nhân điều chỉnh cống vào đúng vị trí. Các kỹ sư liên tục dùng máy toàn đạc để kiểm tra độ chính xác của cống.
Bước 5: Thi công mối nối
- Mối nối rất quan trọng, nếu thi công không tốt, nước sẽ thấm từ ống thoát nước ra bên ngoài và làm hỏng kết cấu công trình phụ. Có hai loại khớp phổ biến, đó là khớp cứng và khớp dẻo. Ưu điểm và nhược điểm của hai loại cấu trúc và phạm vi ứng dụng này sẽ được thảo luận trong một bài viết khác.
- Phương pháp thi công mối nối mềm thuận tiện hơn cho việc thi công tại chỗ, đồng thời cũng là giải pháp tốt nhất cho đơn vị thi công
Bước 6: Thi công lớp sơn bitum
- Tiến hàn sơn lớp bitum để bảo vệ toàn bộ cống sau khi chôn dưới lớp đất, công tác này giúp cống luôn luôn tốt dưới tác động của môi trường.
Bước 7: Thi công sân cống (thượng lưu và hạ lưu)
- Xây sân cống theo thiết kế, trước khi xây phải tiến hành đo dạc, định vị sân cống.
- Sân cống thường được đổ bằng bê tông, vì sân cống chịu xói mòn lớn do tác động của dòng chảy.
Bước 8: Thi công phần gia cố thượng lưu và hạ lưu bằng đá hộc
- Tùy vào địa hình có thể tiến hành giật cấp sân cống để giảm áp lực nước, giảm tác dụng của dòng chảy trực tiếp lên sân cống, trách hiện tượng hư hỏng.
Bước 9: Thi công tường đầu, tường cánh cống thượng lưu và hạ lưu
- Thi công xong sân cống ta tiến hành xây phần tường đầu và tường cánh, định hướng dòng chảy và ngăn đất đá không chèn lấp mất cửa cống.
- Hoàn thiện tường đầu cống bằng vữa trát, bảo vệ lớp đá hộc, hoặc bê tông đổ tường dầu, tường cánh cống.
Bước 10: Đắp đất mang cống bê tông
- Lấp đất vào khu vực hai bên mang cống, loại đất phải được chỉ định của đơn vị tư vấn thiết kế. Mỗi lớp đắp đất được đắp vào không được dày quá 15cm để tránh hiện tượng tạo lỗ rỗng gây lún sụt cống sau khi thi công xong
- Lớp đất sát cống phải dùng máy đầm cóc thi công, để không ảnh hưởng đến cống và vị trí của cống đã cố định. Đầm đến độ chặt yêu cầu của nền đường
Bước 11: Hoàn thiện công trình và nghiệm thu
Hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu sau khi thi công cống tròn, đắp cống bê tông đế cao thiết kế. Trách nhiệm của tư vấn giám sát nghiệm thu cho đơn vị thi công sau khi thi công công trình.